“Brand Identity là gì” là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra. Tương tự như tên tuổi của con người, thương hiệu của doanh cũng cần mang tính độc nhất nhằm đánh bóng giá trị của thương hiệu và tạo điểm nhấn trên thị trường. Vì thế, Brand Identity rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này nhé!
1. Định nghĩa Brand Identity là gì?
Brand Identity có nghĩa tiếng việt là bộ nhận diện thương hiệu. Đây là những yếu tố liên quan đến thiết kế hình ảnh, logo, màu sắc, typo, icon,… của một thương hiệu. Thông qua Brand Identity, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, Brand Identity còn là yếu tố cốt lõi quyết định đến tính nhất quán trong thương hiệu và khắc ghi hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp của bạn một cách sâu sắc trong trí nhớ của từng khách hàng.Để có được một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, trước tiên bạn cần phải hiểu về định nghĩa của Brand Identity là gì. Trên thực tế, các khái niệm về thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng thương hiệu thường có thể thay thế cho nhau và được hiểu cùng một ý nghĩa là thương hiệu. Trong đó:
- Brand (Thương hiệu): Là khái niệm về nhận thức của cộng đồng đối với một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó.
- Branding (Xây dựng thương hiệu): Đây là khái niệm được dùng để chỉ các hoạt động marketing nhằm xây dựng nhận thức của cộng đồng, khách hàng, tối tác về doanh nghiệp, công ty.
- Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu): Là tập hợp tất cả các thành tố cùng mục đích là xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đúng đắn về công ty, doanh nghiệp tác động lên cộng đồng.
Nhìn chung, Brand Identity chính là cách giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu của bạn. Nhờ đó mà khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết được dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp bạn sản xuất thông qua màu sắc, bao bì, thông điệp bạn muốn gửi gắm đến người tiêu dùng.
2. Những yếu tố xây dựng nên bộ nhận dạng thương hiệu
2.1 Logo
Logo được xếp là nhân tố nhận diện đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp buộc phải có. Ngày nay, các doanh nghiệp chỉ sử dụng một logo chính, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, công ty sẽ cần sử dụng các bản thiết kế logo dự phòng để thay thế.
Các logo của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều kiểu thiết kế như:
- Logo thay thế
- Logo đen trắng
- Logo hình vuông
- Logo dọc
- Logo ngang
- Logo xám
- Logo chính
2.2 Phong cách thiết kế
Việc lựa chọn Brand Identity của thương hiệu một phong cách thiết kế khác biệt, độc đáo và không đụng hàng là điều quan trọng và cần thiết mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải làm.
Dù phong cách thiết kế cổ điển hay material design, hiện đại, nó đều giúp bạn tạo nên các thiết kế thương hiệu phù hợp.
2.3 Slogan – thông điệp thương hiệu
Sau khi đã định hình phong cách thiết kế phù hợp, bước tiếp theo bạn cần làm là sáng tạo slogan cho thương hiệu. Mục đích của việc làm này là lan tỏa thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng, đối tác trên thị trường.
Thông thường, slogan của thương hiệu sẽ được gói gọn trong một câu 8 chữ ngắn gọn, xúc tích. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng của mình.
2.4 Màu sắc thương hiệu
Yếu tố tạo nên ấn tượng của thương hiệu đó là tông màu mà doanh nghiệp sử dụng trong thiết kế hình ảnh, logo.
Có thể bạn cũng biết, mỗi màu sắc đều mang trong mình một ý nghĩa riêng, một câu chuyện riêng giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp mà thương hiệu muốn nhắn nhủ cộng đồng.
Vì thế, bạn nên dựa vào bảng màu sắc để chọn tông màu phù hợp với những điều bạn hướng đến, cụ thể:
- Màu đỏ: Thể hiện sự nhiệt huyết, nồng nhiệt của thương hiệu
- Màu cam: Mang đến sự dịu dàng, trẻ trung.
- Màu vàng: Tông màu của bình minh và sự hạnh phúc.
- Màu xanh lá cây: Đại điện cho các đẹp hài hoà, dịu nhẹ.
- Màu xanh dương: Đem đến sự tự do, bình yên và tin tưởng cho người đối diện.
- Màu tím: Tông màu quý tộc, hoàng gia.
- Màu nâu: Cho thấy sự trầm ổn nhưng bền vững và phá cách trong logo của doanh nghiệp.
- Màu đen: Thể hiện sự tinh tế và hiện đại trong dịch vụ và sản phẩm.
Tuy nhiên, màu sắc không phải là yếu tố duy nhất trong xây dựng Brand Identity. Doanh nghiệp cần phải kết hợp màu sắc với các yếu tố còn lại như logo, phông chữ, slogan, giá trị của thương hiệu,… Với tất cả các yếu tố này mới góp phần giúp cho Brand Identity hoàn thiện và nổi bật.
2.5 Phương tiện truyền thông
Với sự phát triển không ngừng của các phương tiện truyền thông đã giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn thông qua các trang mạng xã hội.
Do đó, để tạo ấn tượng tốt với người đọc thì nội dung, hình ảnh, màu sắc, phông chữ,… cần phải đặc sắc. Hơn hết, thiết kế phải có sự đồng bộ, không gây rối mắt mà vẫn thu hút được sự chú ý của người đọc. Doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, đảm bảo chất lượng phù hợp với từng kích cỡ theo yêu cầu của trang mạng xã hội đang sử dụng.
2.6 Phông chữ
Việc lựa chọn phông chữ phù hợp và mới lạ cũng là thành tố giúp tăng tính nhận diện thương hiệu và gợi lên cảm xúc của khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
Tạo sự khác biệt: Lựa chọn phông chữ độc đáo và phù hợp có thể giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên thị trường và tạo nên cá tính riêng với các thương hiệu khác.
Phản ánh giá trị thương hiệu: Phông chữ có khả năng phản ánh giá trị thương hiệu và truyền tải thông điệp tới khách hàng. Ví dụ:Các công ty trẻ trung và năng động thường sử dụng phông chữ nghiêng.
Tạo cảm xúc và ảnh hưởng tới khách hàng: Phông chữ có thể khơi gợi cảm xúc và tác động đến khách hàng. Ví dụ phông chữ đậm thường có khả năng liên kết mạnh mẽ và sự quyết đoán. Trong khi đó, phông chữ nét mảnh có thể tạo cảm giác yếu đuối và nhẹ nhàng.
Đồng bộ hoá trải nghiệm của khách hàng: Sử dụng phông chữ trong các sản phẩm, dịch vụ có thể giúp đồng bộ hoá trải nghiệm của khách hàng với thương diện của bạn.
2.7 Dịch vụ và sản phẩm mang tính thương hiệu
Những sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp cần đầu tư để hoàn thiện trọn bộ nhận diện thương hiệu của mình gồm có:
- Bìa Ebook
- Infographic
- Catalog/lookbook
- Tờ rơi quảng cáo, tài liệu marketing
- Marketing online.
- Quảng cáo offline.
- Túi Google (Chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một triển lãm, hội nghị hoặc sự kiện tương tự).
2.8 Đồ dùng văn phòng (Stationery Branding)
Để tạo nên tính đồng bộ, phù hợp với logo chính của doanh nghiệp thì giao diện và hình dáng của đồ dùng văn phòng cũng nên thương thích với nhau. Bởi sự chuyên nghiệp, ấn tượng của một công ty uy tín được phản ánh qua cách sắp xếp vật dụng, thiết kế đồ dùng trong công ty.
Các đồ dùng văn phòng phẩm thể hiện cá tính thương hiệu như:
- Phần đầu đề của thư.
- Thư cảm ơn.
- Đầu trang và chân trang trên Newsletter.
- Chữ ký email.
- Tem.
- Bảng báo giá hoặc hoá đơn.
- Email.
2.9 Nội dung hình ảnh
Mỗi một doanh nghiệp đều có phương pháp riêng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi bạn quan tâm đến Brand Identity thì bên cạnh hình ảnh, logo bạn cần chú ý tới nội dung hình ảnh. Cách tốt nhất là tạo nội dung hình ảnh cho chính thương hiệu của mình sao cho phù hợp với định hướng, mục tiêu hoặc có thể là phương châm hoạt động của công ty.
Nội dung hình ảnh mà bạn cầu đầu tư như:
- Hình ảnh trên Instagram
- Hình ảnh đăng tải trên blog
- Hình ảnh đăng trên Facebook
- Hình ảnh, video trên Youtube
- Kích thước ghim Pinterest
- Hình ảnh được chia sẻ trên trang web của Google
- Các bài viết đăng trên Tumblr
2.10 Thiết kế trang web
Đồ họa thiết kế web là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải sở hữu. Dưới đây là các danh mục mà bạn không thể bỏ qua:
- Tiêu đề sidebar (thanh bên)
- Liên kết sidebar
- Banner
- Hình ảnh đại diện bài đăng trên blog
- Hình ảnh các danh mục
- Icon trên internet
3. Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết
Quy trình xây dựng brand không chỉ gói gọn trong thiết kế logo hay chọn phông chữ, mà còn nhiều bước khác. Một những bước khởi đầu và quan trọng nhất trong quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chi tiết là nghiên cứu và phân tích thị trường. Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình này:
3.1 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng đến. Thu thập các thông tin cần thiết bao gồm: độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, tầm nhìn và các thông tin khác có liên quan.
- Phân tích và đánh giá thị trường: Đây là bước nhằm tìm hiểu về các đối thủ cạnh và xu hướng trong lĩnh vực kinh nghiệp của thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu tìm ra thế mạnh và yếu điểm của mình so với đối thủ, từ đó đề ra chiến lược phù hợp.
3.2 Xác định giá trị cốt lõi và mục tiêu thương hiệu
- Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu: Từ những thông tin thu tập được trong quá trình nghiên cứu và phân tích thị trường, thương hiệu cần xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này tạo nên một thông điệp rõ ràng và hiệu quả khi khách hàng tiếp cận.
- Thiết lập mục tiêu của Brand: Từ giá trị cốt lõi thương hiệu, hãy thiết lập một mục tiêu rõ ràng, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng kinh doanh của thương hiệu.
Việc xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của thương hiệu là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Nó như “kim chỉ nam” giúp định hướng hình ảnh và thông điệp, mang lại giá trị cho khách hàng, thu hút và giữ chân họ. Khi sở hữu một giá trị cốt lõi, mục tiêu rõ ràng, brand sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
3.3 Bắt đầu xây dựng và phát triển bộ nhận diện
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin và xác định mục tiêu của thương hiệu, doanh nghiệp có thể tiến hành thiết kế và phát triển Brand Identity. Nhiệm vụ này bao gồm lực chọn phông chữ, màu sắc, biểu tượng và các yếu tố khác để đại diện cho thương hiệu.
Lựa chọn tên thương hiệu: Tên thương hiệu độc đáo, dễ nhớ, dễ phát âm và có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp và tính cách thương hiệu là gì.
- Lựa chọn màu sắc: Màu sắc phải dựa trên cá tính thương hiệu hướng đến và giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền đạt.
- Lựa chọn phông chữ: Phông chữ phải phù hợp với cá tính thương hiệu và dễ đọc.
- Thiết kế biểu tượng: Biểu tượng độc đáo và dễ nhận biết, đồng thời phù hợp với hình ảnh và giá trị cốt lõi mà brand hướng đến.
- Xác định thông điệp: Thông điệp của thương hiệu thể hiện đầy đủ và rõ ràng thông tin muốn truyền tải đến khách hàng.
- Phát triển hệ thống hình ảnh thương hiệu: gồm có các tài liệu như bao bì, brochure, logo, namecard, website và các tài liệu marketing khác.
3.4 Đánh giá, kiểm soát và cải tiến Brand identity
Sau khi hoàn tất thiết kế và phát triển Identity, cuối cùng là kiểm tra và đánh giá xem nó có phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi của thương hiệu hay không. Từ đó có phương hướng cải tiến như sau:
- Thu thập đánh giá, phản hồi từ khách hàng
- Đánh giá mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị có thực hiện tốt hay không.
- Nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp xây dựng thương hiệu của đối thủ.
- Tạo dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến dựa trên phản hồi khách hàng, đánh giá chiến chiến dịch tiếp thị và tìm hiểu đối thủ.
- Thực hiện các thay đổi và đánh giá lại hiệu quả của chúng đối với doanh nghiệp.
3.5 Một số điều cần lưu ý
- Hãy tìm cảm hứng từ những thương hiệu khác để xây dựng cá tính thương hiệu của chính mình. Lưu ý chỉ áp dụng những gì họ làm đúng và rút kinh nghiệm từ những gì họ làm sai.
- Hiểu rõ khách hàng của bạn là ai để có định hướng xây dựng brang phù hợp. Từ đó bạn có thể mang lại giá trị có lợi cho khách hàng, giúp giữ chân họ lâu hơn.
- Việc phát triển văn hoá kinh doanh cũng rất quan trọng. Đó là việc xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp và tính cách thương hiệu tổng thể. Ở đó nhân viên đối xử thế nào với khách hàng, thái độ tôn trọng khách hàng của doanh nghiệp, chính sách dành cho nhân viên công ty,…
4. Vai trò quan trọng của Brand identity
4.1 Tạo dựng sự trung thành đối với doanh nghiệp
Lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp brand đi đến thành công. Brand Identity chính là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo dựng tính mới lạ, độc đáo cho chính mình.
Sự kết hợp hoàn hảo giữ bộ nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu sẽ góp phần sức ảnh hưởng của thương hiệu, đồng thời giúp Brand xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
4.2 Truyền tải giá trị thương hiệu đến với khách hàng
Giá trị thương hiệu chính là màu sắc và thiết kế logo của thương hiệu. Có thể thấy, các thương hiệu sử dụng màu sắc nổi bật để tạo nên sự khác biệt và giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu tốt hơn như màu đỏ của Coca Cola, màu đỏ của Sting, màu vàng của Ikea,…
Tương tự, màu sắc của logo thương hiệu cũng giúp cho khách hàng ngay lập tức nhớ đến thương hiệu của bạn. Khi logo có độ phủ sóng càng cao thì càng nhiều người biết đến thương hiệu.
4.3 Sự chuyên nghiệp và xây dựng lòng tin với khách hàng
Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp không chỉ giúp sản phẩm của bạn được ghi sâu trong lòng người mua, mà còn giúp thương hiệu của bạn uy tín hơn trên thị trường.ột thương hiệu thiết lập được một bộ mặt và duy trì nó một cách nhất quán bền vững theo thời gian sẽ phát triển uy tín vượt bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo được lòng tin từ khách hàng.
4.4 Thúc đẩy doanh thu
Khách hàng sẽ nhớ đến Brand Identity của các thương hiệu lớn bằng các hình ảnh đặc thù của họ. Ví dụ khi nhắc đến sản phẩm như Iphone, Macbook, Airpod bạn sẽ nghĩ ngay đến quả táo khuyết.
Việc xây dựng được Brand Identity độc nhất vô nhị sẽ là cách giúp khách hàng nhớ đến các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Điều này có thể chứng minh thông qua các sản phẩm của Apple, mặc dù chưa chính thức ra mắt nhưng đã được khách hàng trên khắp thế giới săn lùng.
Trong quan niệm của khách hàng, Apple là thương hiệu số một trong ngành điện tử. Điều này được khẳng định nhờ sự cải tiến không ngừng của các sản phẩm đến từ thương hiệu này.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm của Apple còn tinh tế trong cách tạo nên bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, khác biệt, giúp người dùng dễ dàng nhận biết ngay lập tức chỉ qua thiết kế logo của thương hiệu này.
5. Những đặc điểm của một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng
5.1 Đơn giản, dễ ghi nhớ
Sau khi đã hiểu rõ về branding identity các nhà thiết kế cần tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu có thiết kế đơn giản, dễ nhớ. Đặc biệt là tên thương hiệu, logo,… cần phải có điểm nhấn, đơn giản, ngắn gọn, xúc tích, không rườm rà nhưng vẫn thể hiện được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến trong bản thiết kế.
5.2 Sự thống nhất về logo
Để xây dựng một Brand Identity gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng thì logo phải có sự đồng nhất với các thiết kế khác của bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể, logo của doanh nghiệp phải giống nhau trên tất cả bao bì sản phẩm, các chi nhánh, trên văn phòng phẩm. Đặc biệt, logo thiết kế không được thay đổi bất kỳ điều gì cho dù là một chi tiết nhỏ.
5.3 Nhận dạng thương hiệu có trên văn phòng phẩm
Hình thức nhận diện Brand trên các dụng cụ văn phòng phẩm được rất nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng. Việc đính kèm logo trên văn phòng phẩm mang lại tính hiệu quả cao đối với khách hàng. Giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận biết thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường. Từ đó, Brand Identity có thể được thể hiện qua hình thức quà tặng, đồng phục hoặc Card visit.
5.4 Brand identity có sự khác biệt
Sự độc đáo của Brand Identity nhằm nhấn mạnh rằng mỗi doanh nghiệp chỉ có một và là duy nhất. Do đó, việc ăn cắp ý tưởng, đạo nhái Brand Identity từ các doanh nghiệp khác là điều cực kỳ cấm kỵ và cần phải lên án.
Vì thế, khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bạn cần chú ý đến tính sáng tạo, mới mẻ, độc đáo để tạo ra những thiết kế cá tính thương hiệu có một không hai, thu hút người xem.